Giếng trời là xu hướng kiến trúc độc đáo được nhiều gia chủ quan tâm lựa chọn hiện nay. Nhưng làm sao để thiết kế giếng trời phù hợp với không gian nhà ở? Gia chủ cần lưu ý những điều gì khi thiết kế giếng trời? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo giếng trời và những lưu ý cần biết khi thiết kế giếng trời trong bài viết hôm nay nhé.
Cấu tạo giếng trời
a. Đáy giếng
Đáy giếng là bộ phận thấp nhất và là nền móng của giếng trời. Tại đây chủ đầu tư có thể bố trí không gian sinh hoạt kết hợp phòng khách, phòng bếp… hoặc trang trí tiểu cảnh non bộ.
Mặt khác đáy giếng là nơi tiếp giáp với mặt đất nên cần đảm bảo độ thông thoáng, tiện nghi nhằm tối ưu công năng sử dụng của ngôi nhà.
b. Cấu tạo giếng trời: Thân giếng
Phía trên đáy giếng là thân giếng, đây là phần kéo dài xuyên suốt chiều cao của công trình. Đối với mỗi công trình, các kiến trúc sư sẽ thiết kế phần thân giếng dựa trên sở thích và yêu cầu của chủ đầu tư nhằm đảm bảo độ thoáng mát và tiện nghi của công trình với các thiết kế như giàn dây leo, cây cảnh, bể cá…
c. Đỉnh giếng
Đây là nơi cao nhất của công trình nhà ống đẹp, bao gồm khung mái và phần mái che. Đỉnh giếng là nơi đón ánh sáng và không khí tự nhiên, có thể được thiết kế kín hoặc mở. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý để tránh tình trạng thấm dột hay kém an toàn khi thiết kế và thi công để đảm bảo công trình hoàn chỉnh.
Lưu ý quan trọng về cấu tạo giếng trời
Giếng trời là giải pháp tối ưu giúp điều hòa không khí, đón nhận ánh sáng tự nhiên vào công trình. Bên cạnh đó, giếng trời còn là điểm độc đáo trong kiến trúc nhà ở, giúp ngôi nhà càng thêm sang trọng và tinh tế hơn. Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo chất lượng giếng trời tối ưu nhất:
a. Bề mặt tường của giếng trời
Bản chất giếng trời là dạng ống nên cần chú ý bề mặt tường để tránh tiếng ồn. Tường của giếng trời có thể thiết kế ốp đá hoặc ốp gạch tùy theo thẩm mỹ của chủ đầu tư. Đồng thời, ở bề mặt tường có thể trang trí đá, cây xanh vừa giúp tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo sự thoáng mát cho không gian.
b. Mái che giếng trời
Hiện nay, hầu hết gia chủ thường sử dụng hệ mái che giếng trời bằng vật liệu kính cường lực hoặc nhựa mica, poly…
Khi thiết kế cần lưu ý đảm bảo quy tắc thông gió qua các lỗ thoáng để nước mưa không bị hắt vào nhà. Nhiều gia chủ gặp phải tình trạng nắng nóng hoặc thấm dột nước mưa do độ dày mái che giếng trời sai quy cách. Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ quả không mong đợi như gây ẩm mốc, chói nắng,… cho nhà ở.
c. Cấu tạo giếng trời: Lan can của giếng trời
Phần thân giếng trời nhà ống 2 tầng là khoảng không gian được thiết kế thông suốt giữa các tầng. Do đó, khi thiết kế giếng trời cần lưu ý phần lan can để đảm bảo an toàn và tiện nghi trong quá trình sinh hoạt. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già, chiều cao phải được tính toán tỉ mỉ, chính xác bởi các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm.
d. Hệ thống thoát nước sàn
Hệ thống thoát nước sàn phải được thiết kế hợp lý để đảm bảo không xảy ra tình trạng ứ đọng nước. Đây là trường hợp thường gặp, đặc biệt là những gia đình tận dụng thiết kế vườn cảnh ở khu vực giếng trời. Điều này thậm chí còn gây ra tình tình trạng ẩm mốc, hư hỏng bề mặt sàn.
>> Xem thêm: Manh nha ý tưởng bố trí giếng trời trong nhà ống đẹp mê mẩn
e. Vị trí bố trí giếng trời
Tùy theo diện tích của mỗi ngôi nhà, các kiến trúc sư sẽ xem xét và bố trí ở vị trí phù hợp. Chẳng hạn, đối với những căn nhà phố thường được bố trí giếng trời ở cầu thang, giữa hoặc cuối nhà nhằm đảm bảo lưu thông không khí tối ưu và không chiếm diện tích sinh hoạt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm bắt thông tin về cấu tạo giếng trời cùng một số lưu ý khi thiết kế giếng trời. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.