“Giếng trời nhà ống” là một giải pháp thiết kế nhà ở thông minh, giúp lấy sáng và thông gió cho những ngôi nhà ống có diện tích nhỏ hẹp. Giếng trời không chỉ mang đến sự thông thoáng, mát mẻ cho ngôi nhà mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho không gian sống. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách bố trí giếng trời trong nhà ống tuyệt đẹp.
Cấu tạo cơ bản của một giếng trời nhà ống
Giếng trời nhà ống giúp tăng cường thêm ánh sáng tự nhiên và được thông gió. Chúng có cấu tạo gồm có 3 phần chính: đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Trong đó:
- Đỉnh giếng có hệ khung mái và phần che, có thể trang trí theo nhiều hình dáng khác nhau.
- Thân giếng là khoảng không gian dọc theo chiều cao của nhà, có thể lắp đặt cửa sổ hoặc kính để tạo hiệu ứng ánh sáng.
- Đáy giếng là nơi bố trí các tiểu cảnh, cây xanh, hòn non bộ,… để làm đẹp cho giếng trời.
Ưu nhược điểm của việc bố trí giếng trời trong nhà ống
Ưu điểm
- Lấy sáng: Giếng trời tận dụng ánh sáng tự nhiên, giúp chiếu sáng cho các không gian bên trong nhà. Ánh sáng tự nhiên không chỉ làm cho không gian trở nên rộng rãi, sáng sủa mà còn có lợi cho sức khỏe và tinh thần của người ở.
- Thông gió, điều hoà không khí: Giếng trời là giải pháp thông gió tự nhiên trong nhà ống đẹp hiệu quả nhờ tạo ra hiệu ứng đối lưu, giúp không khí trong nhà luôn được lưu thông, thoáng mát. Qua đó cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Tiết kiệm điện năng: Giếng trời nhà ống giảm thiểu nhu cầu chiếu sáng nhân tạo trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và chiều tối. Điều này giúp tiết kiệm điện năng, giảm chi phí tiền điện hàng tháng.
- Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Giếng trời không chỉ mang lại ánh sáng và không khí cho nhà ống mà còn là một yếu tố trang trí độc đáo. Có thể được thiết kế theo nhiều hình dạng, kích thước và vật liệu khác nhau, tùy theo phong cách và ý thích của chủ nhà.
Nhược điểm của việc bố trí giếng trời trong nhà ống
- Nước mưa ứ đọng: Nếu không có hệ thống thoát nước tốt, giếng trời có thể khiến cho ngôi nhà ống 2 tầng ngập nước khi trời mưa, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và thẩm mỹ chung.
- Âm thanh vang vọng: Do không gian giếng trời hẹp và cao, âm thanh có thể bị phản xạ và tạo ra hiệu ứng vang vọng, làm cho nhà ồn ào hơn.
- Thừa sáng vào mùa hè: Giếng trời có tác dụng đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà, nhưng vào mùa hè, ánh sáng quá chói có thể làm cho nhà nóng lên và gây khó chịu cho người ở.
Gửi gắm ý tưởng bố trí giếng trời trong nhà ống tuyệt hay
Mẫu giếng trời cuối nhà ống
Đây được xem là một trong những vị trí khá đẹp, nó giúp cho quá trình đón sáng tốt hơn. Mặt khác, khi kết hợp với sân vườn mang đến không gian thư giãn thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, việc đặt giếng trời ở vị trí sau phòng ăn hay phòng bếp sẽ giúp cho quá trình ăn uống, thư giãn được tốt hơn.
Mẫu giếng trời giữa nhà ống
Giếng trời bố trí ở giữa nhà ống sẽ giúp cho ánh sáng thiên nhiên có thể luân chuyển dễ dàng nhất. Nó cũng đảm bảo sự thông thoáng cho căn nhà. Đây cũng được xem là nơi mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt nhất. Việc thiết kế giếng trời có sự kết hợp với sân vườn ở khu vực này cũng mang đến điểm nhấn vô cùng độc đáo, ấn tượng cho toàn bộ công trình.
>> Xem thêm: Mách nước làm giếng trời cho nhà ống thông gió hiệu quả
Mẫu giếng trời cầu thang nhà ống
Giếng trời cầu thang là một thiết kế giếng trời kết hợp với cầu thang, thường được đặt ở trung tâm ngôi nhà ống. Mẫu giếng trời này có ưu điểm là giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Trên đây là loạt cách bố trí giếng trời trong nhà ống bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.