Thiết kế giếng trời cho nhà ống là một phương án tối ưu để tận dụng ánh sáng tự nhiên vào không gian sống. Giúp tổ ấm thêm phần thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên và tạo ra điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo cho mỗi ngôi nhà. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu thiết kế giếng trời để biến ngôi nhà trở nên đẹp hơn, thoải mái hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Thiết kế giếng trời cho nhà ống như thế nào?
Giếng trời là một giải pháp ưu việt trong thiết kế nhà ống hiện nay. Bởi nó tạo ra khoảng “thở” cho không gian sống trở nên thoải mái và thông thoáng hơn, đón được nguồn sáng tự nhiên cho cả gia đình.
Thông thường, giếng trời được cấu thành bởi 3 phần:
Đỉnh giếng trời: phần cao nhất của giếng được cấu thành từ khung và mái che, được làm bằng tấm kính hoặc một số vật liệu trong suốt khác. Mái giếng trời cho phép ánh sáng mặt trời và không khí lưu thông tự nhiên và cũng được thiết kế chống thấm nước.
Thân giếng: là khoảng không kéo dài xuyên suốt chiều cao, thẳng đứng từ mái giếng xuống các khu vực bên dưới. Kích thước và hình dạng của thân giếng có thể thay đổi tùy vào thiết kế nhà cụ thể.
Đáy giếng trời: phần thấp nhất của ngôi nhà, giúp phân tán sự lưu thông, đón nắng, đón gió cho toàn bộ công trình. Một số gia chủ hoặc kiến trúc sư có thể sử dụng đáy giếng như một vị trí để lắp đèn hoặc trang trí, giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ hoặc biến khu vực này thành một tác phẩm nghệ thuật.
Lợi ích của mẫu nhà 2 tầng có giếng trời
Thiết kế nhà ống nên bổ sung phần giếng trời với nhiều ưu điểm mà gia chủ có thể sẽ không ngờ tới.
Điểm đặc biệt nhất chính là khả năng tối ưu hóa không gian hẹp. Bởi nhà ống thường có diện tích nhỏ hơn so với các loại nhà khác. Bằng cách sử dụng giếng trời, bạn có thể tận dụng không gian trên cao mà không cần thêm diện tích đất. Điều này giúp tạo ra cảm giác không gian rộng rãi hơn và thông thoáng trong môi trường sống hạn chế về diện tích.
Tiết kiệm năng lượng: Với sự sáng tỏ từ giếng trời, ngôi nhà sử dụng ít hơn ánh sáng nhân tạo và do đó tiết kiệm được nguồn điện sử dụng.
Tạo sự kết nối với thiên nhiên: Giếng trời giúp tổ ấm kết nối với môi trường tự nhiên, bằng cách đưa ánh sáng và không khi len lỏi vào không gian sống.
Cải thiện tâm trạng và sức khỏe: Các ngôi nhà ống thường có ít cửa sổ hơn, vì vậy việc sử dụng giếng trời có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tạo cảm giác thoải mái hơn cho cư dân.
Tạo điểm nhấn thẩm mỹ: Giếng trời mẫu nhà đẹp có thể được thiết kế theo nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, tạo điểm nhấn thẩm mỹ. Nó có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoặc điểm nhấn trong thiết kế nội thất.
Lưu ý về cách làm giếng trời cho nhà ống
Vị trí
Khu vực giữa và sau cùng của ngôi nhà là hai khoảng không gian thích hợp để bố trí giếng trời. Bởi, hai khu vực này có thể đón nhận được nguồn ánh sáng và gió giúp cho việc lưu thông không khí trong nhà tốt hơn.
Diện tích
Diện tích của giếng trời nên dưới 5% diện tích sàn đối với nhà nhiều cửa sổ và dưới 15% diện tích sàn với nhà ít cửa sổ. Ví dụ đối với một căn nhà ống ít cửa sổ có diện tích 5x20m, kích thước dành cho giếng trời không nên quá 15 m2.
Giếng trời còn có tác dụng lấy sáng, thông gió và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Vật liệu
Ba loại vật liệu sử dụng phổ biến khi làm giếng trời là tấm polycarbonate (tấm poly), kính cường lực và nhựa mica. Ưu điểm của kính cường lực là độ cứng và bền cao, chịu lực và cách âm tốt, dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Nhược điểm là trọng lượng nặng, khó khăn cho vận chuyển và thi công, cần đặt trước kích thước theo yêu cầu.
Khu vực xung quanh
Đối với sàn, thông thường gia chủ sẽ tận dụng làm tiểu cảnh trong nhà. Trường hợp này cần có hệ thống thoáng nước sàn hợp lý vì lượng nước ứ đọng vào mùa mưa khiến cho mặt sàn bị ẩm, hư hỏng và làm chết cây xanh.
Sưu tầm mẫu nhà có giếng trời đẹp thích mắt
>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế giếng trời cho nhà phố phủ xanh thị giác ấn tượng
Trên đây là một số mẫu giếng trời cho nhà ống đẹp bạn có thể tham khả. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.