Giếng trời cho nhà ống 2 tầng là một trong những giải pháp kiến trúc thường thấy trong mẫu nhà có chiều sâu lớn. Với công năng chính là lấy gió, lấy sáng và đối lưu không khí. Giúp công trình thoáng đạt hơn, mang đến không gian sống thoải mái cho gia chủ.
Tổng quan về giếng trời cho nhà ống 2 tầng
Giếng trời là gì? Vì sao nên làm mẫu nhà 2 tầng có giếng trời
Giếng trời được hiểu đơn giản là khoảng không gian nằm bên trong ngôi nhà đẹp. Thông từ mái xuống tầng trệt của công trình. Thiết kế gồm 3 phần chính:
Đỉnh giếng nơi trực tiếp lấy nguồn sáng.
Thân giếng có nhiệm vụ thông tầng và phân bổ nguồn sáng.
Đáy giếng đặt ở tầng cuối cùng kết hợp bố trí tiểu cảnh tạo sự sinh động.
Ưu điểm của thiết kế giếng trời
Ngoài làm nhiệm vụ lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Giếng trời còn giúp thông gió, điều hòa không khí bên trong. Nhờ đó, tạo cảm giác thoáng đạt, bớt ngột ngạt. Góp phần tiết kiệm điện năng khi sử dụng đèn chiếu sáng và các thiết bị làm mát khác.
Bên cạnh đó, nhà 2 tầng có giếng trời tạo ra không gian “mở” với tính thẩm mỹ cao. Gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn bố trí các tiểu cảnh phù hợp cho khu vực này.
Nhược điểm của giếng trời
Thiết kế giếng trời nhà phố nếu không tính toán từ trước có thể dẫn đến thừa sáng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên. Đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến không gian bên dưới. Hay âm thanh trong nhà bị vang do tính chất của giếng trời. Ngoài ra, quá trình thi công mái ở đỉnh giếng không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân khiến bụi bẩn, nước mưa tràn vào nhà.
Các hình thức mái của giếng trời nhà 2 tầng
Dựa trên những nhược điểm của giếng trời nhà 2 tầng. Thì việc lựa chọn các loại mái che phù hợp là điều cần thiết. Có 2 loại phổ biến dưới đây.
Mái che cố định
Là hình thức thiết kế mái che thường được sử dụng nhờ khả năng dễ dàng lắp đặt.
Mái lợp di động
Hình thức mái đóng mở linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Thường ứng dụng nhiều trong các bản vẽ nhà 2 tầng có giếng trời hiện đại.
Vị trí nên bố trí giếng trời cho nhà ống 2 tầng
Tùy vào việc bố trí công năng, kiến trúc của thiết kế nhà ống mà gia chủ có thể quyết định vị trí đặt giếng trời cho nhà ống 2 tầng. Để phù hợp với diện tích và mặt bằng chung của các căn nhà phố hiện nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho gia chủ 2 vị trí bố trí giếng trời phù hợp:
Giếng trời nhà ống 2 tầng đặt ở giữa nhà: Là trung tâm của ngôi nhà, do đó việc phân bố ánh sáng, nguồn gió trở nên dễ dàng hơn. Khi ánh sáng đi vào sẽ phân bổ đều cho tất cả không gian giúp cân bằng ánh sáng cho cả ngân nhà.
Gợi ý cách trang trí giếng trời cho nhà ống 2 tầng hữu ích
Trang trí phần đỉnh giếng & thân giếng trời
Đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái kết hợp hoa văn. Nhằm tạo hiệu ứng khi ánh sáng chiếu vào. Ngoài ra, cân nhắc việc treo thêm đèn hoặc các vật trang trí tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà.
Sử dụng các vật liệu có màu làm mái để giảm sáng, làm dịu lại không gian trong trường hợp ánh sáng quá gắt.
Trang trí đáy giếng trời nhà phố với tiểu cảnh
Giếng trời nhà 2 tầng với tiểu cảnh khô
Trồng cây xanh ở khu vực giếng trời khá thịnh hành và được nhiều gia chủ yêu thích. Không chỉ mang lại sinh khí cho ngôi nhà mà còn có thể kết hợp làm không gian thư giãn.
>> Xem thêm: Thiết kế giếng trời cho nhà ống đẹp thoáng sáng
Tiểu cảnh nước trong nhà 2 tầng có giếng trời
Biến khuôn viên nhà 2 tầng có giếng trời thành một hồ nước nhân tạo ngay tại nhà. Gia chủ có thể cân nhắc kết hợp hòn non bộ hay sử dụng các loại cây thủy sinh. Mang đến cảm giác mát mẻ, điều hòa không khí bên trong. Nếu lựa chọn thiết kế theo dạng này gia chủ cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp.
Hy vọng những thông tin xoay quanh vấn đề giếng trời cho nhà ống 2 tầng mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp gia chủ tích lũy thêm kiến thức bổ ích. Liên hệ ngay để nhận tư vấn kỹ càng từ chuyên gia!